Về bài Lao Động 20/8/99 "Xin vứt thâm niên"
Tôi rất tán thành cách nêu
vấn đề và nhất là tính hóm hỉnh. Tôi xin được đề xuất
ý kiến mới cho việc thu chi bảo hiểm xã hội như sau:
1. Theo tôi nên cố định mẫu
số của cách tính tiền bằng số năm mà bảo hiểm cho là
người về hưu trung bình có thể sống được. Con số này
các công ty như Bảo việt nắm vững lắm. Ví dụ là 20 năm
nếu người đóng bảo hiểm nam về hưu năm 60 tuổi. Nếu
người lao động chưa hưu ở tuổi 60 thì mẫu số của họ
sẽ được trừ đi từng năm một. Nếu người lao động về
sớm hơn thì họ phải cộng thêm từng năm một.
2. Tử số sẽ được tính
như mọi khi, có nghĩa là tổng số tiền đóng bảo hiểm quy
ra giá trị hiện tại (nhân với hệ số x, y để ra lương).
Tổng này là hàm của số tháng năm công tác và số lương
được lĩnh. Có thể đặt ra một tổng tối thiểu nào đó
ví dụ 30 triệu. Không nên quy định phải có 15 năm đóng
BHXH mới được lưng hưu vì nếu lương giám đốc một năm
đóng bảo hiểm có thể bằng hoặc hơn 15 năm của người
lao động chân tay. Ngược lại, mấy ai làm giám đốc lương
cao tới 15 năm mà không đổi việc. Điều này cho phép một
người 59 tuổi chưa có BHXH muốn có lương hưu vẫn có thể
đóng ngay một cục tiền để sang năm bắt đầu lĩnh lương
hưu! Cách tính này sẽ khuyến khích được người lao động
thu nhập cao đóng BHXH đầy đủ, không phải khai "hai mức
lương" như hiện nay.
Công thức này chắc chắn được
các công ty bảo hiểm chấp nhận và cách ước lượng mẫu
số để cân bằng rủi ro chính làmột trong các lợi thế
cạnh tranh. Tuy nhiên BHXH có lợi thế là chả phải cạnh tranh
với ai mà lại thu tới 20% lương, cao ngang với các nước
có thu nhập trăm lần hơn ta.
Đem tử chia cho mẫu sẽ ra
lương hưu. Ví dụ trường hợp ông Túc sẽ được giải quyết
tốt đẹp nếu như theo công thức đơn giản này.
Đăng trên Lao Động 1 Sep 1999,
mục Hồi âm