SV 96 khởi sự ngày 31/1/96 ở Hà Nội khi ba đội Đại học Báck khoa, Đại học Xây dựng và Đại học Kinh tế Quốc dân thi với nhau trong một trò chơi mới lạ do kênh truyền hình VTV3 tổ chức. Zo mức độ nổi tiếng của SV96, hàng vạn sinh viên và hàng triệu người mong đợi đêm Chung kết. Tuy nhiên, cái chết của luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã hoãn cuộc thi từ ngày 29 sang 31 tháng 12.
Bốn đội vào Chung kết là: Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thủy Lợi Hà Nội, Đại học Dân Lập Thăng Long và Đại Học Đà Nẵng.
Tối 31/12 hàng chục ngàn sinh viên làm tắc nghẽn các phố bao quanh Sân Vận động Hàng Đẫy và Nhà Thi Đấu Hà Nội. Do Nhà thi đấu chỉ chứa được 1500 người, phần lớn các cổ động viên trẻ tuổi phải bằng lòng xem Chung kết qua màn hình TV 300 inch đặt bên Sân Hàng Đẫỵ
Trận Chung kết SV96 được truyền hình trực tiếp trên toàn Việt Nam. Nếu hãng tài trợ IBC hiện diện bằng những lon Pepsi xanh thì hãng tài trợ NTT cung cấp thêm ba "hot-line mobile phone" để khán giả gọi đến cuộc thi. Cả ba số "hot-line" này ngay lập tức nhận được vô số lời chúc mừng, ý kiến và lời hứa trao giải thưởng của khán giả truyền hình cả nước, từ Hà Giang cho đến Kiên Giang. Lúc nào "hot-line" cũng "busy". Thậm chí những người có số điện thoại gần giống cũng liên tục bị những người hâm mộ từ Sài Gòn gọi nhầm.
Như mọi khi, cuộc thi gồm 5 phần: 1- Khởi động (3 phút 30 giây); 2- Thi Hiểu biết Xã hội (6 phút); 3- Thi Tài năng (5 phút); 4- Đố vui; và 5- Hùng biện\. Chủ đề lần này là "Sinh viên cùng đất nước bước vào thế kỷ 21". Anh Lại Văn Sâm làm người hướng dẫn và tác giả chương trình. Qua 26 cuộc thi SV 96 ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng uy tín của anh Sâm đang ở mức cao, được sinh viên yêu mến hơn cả ngôi sao điện ảnh quá cố Lê Công Tuấn Anh.
Dân Lập Thăng Long mở màn với con thuyền Việt Nam do sinh viên chèo lái. Đại Học Đà Nẵng kế tiêp với đoàn tầu đi vào thế kỷ 21 mà hành trang là truyền thống. Kiến trúc Sài Gòn tỏ ra mạnh hơn trong phần đầu với tiết mục Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp gỡ các đứa con ba miền, có cả con út là ... Kiến trúc. Không may cho Thủy lợi diễn sau lại có tiết mục giống như vậy, cũng Lạc Long Quân, Âu Cơ và các con.
Phần hai Thủy lợi đạt điểm cao nhất vì tiết mục công phu và nhiều màu sắc. Không biết vì sao Kiến Trúc lại bị điểm rất thấp cho tiết mục tuy giản dị nhưng dí dỏm của mình. Có lẽ vì ban giám khảo chỉ toàn cán bộ, nhà văn, giáo sư văn học, nhà báo nên đánh giá quá nhiều vào nội dung mà coi nhẹ tính sáng tạo. Cũng vì lẽ đó mà vòng chung kết hiếm có những tiết mục thật đặc sắc mà chỉ có tiết mục đúng đường lối ! Các đội rất sợ mất điểm nên không dám liều :-(.
Cuộc thi thay đổi không khí khi ca sĩ Hồng Nhung từ phía khán giả bước lên hát tặng các đấu thủ bài "Nhớ Mùa thu Hà Nội" của Trịnh Công Sơn và "Bống 1, 2, 3" cũng do TCS sáng tác tặng riêng Hồng Nhung.
Sang phần ba Kiến Trúc lại trổ tài vẽ để họa nên bức tranh rồng Việt Nam cất cánh. Bức tranh được ghép từ những mảng riêng do hai bạn trẻ vừa vẽ vừa có lời bình rất nhộn tại sân khấu trong vòng có 5 phút. Kiến Trúc luôn giữ bản sắc riêng và không quên vẽ cả máy vi tính. Đại Học Đà Nẵng đưa hình ảnh đàn kiến xây ngôi nhà mơ ước. Đội cổ động viên của đại học Đà Nẵng trở nên trứ danh với việc hàng chục ngàn bạn trẻ đội mưa ngồi xem ở vòng bán kết tại Đà Nẵng.
Phần đố vui có mấy câu vui nhưng có lẽ Ban giám khảo không biết dựa vào cái gì để cho điểm.
Phần hùng biện kém vui do các bạn trẻ cố công lấy những câu trả lời đúng đắn để ép vào câu hỏi thay vì ứng khẩu sắc sảo theo kiểu Hồ Xuân Hương.
Các sinh viên đều tuyên bố điểm không phải là quan trọng mà tất cả người tham gia đều thắng vì mục tiêu là "Nối Vòng Tay Lớn". Tuy vậy vẫn phải có sự đánh giá của ban giám khảo. Giờ giao thừa cũng là lúc điểm số được công bố.
Giải ba: Dân Lập Thăng Long,
Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nhì: Đại học Đà Nẵng
Giải nhất: Đại học Thủy
lợi Hà Nội
Đại học Kiến Trúc Thành Phố HCM được khán giả gọi qua "hot-line" chọn là Đội được khán giả yêu thích nhất. Có lẽ đây mới là giải lớn nhất và Kiến Trúc xứng đáng được như vậy.